Tháo lắp di động
  Một số hổng hóc thường gặp
 

Hay mất sóng: hiện tượng mất sóng là lỗi rất thường gặp ở các loại ĐTDĐ cũ. Nguyên nhân là do IC nguồn và CPU bị hư, hở mạch (có thể do va chạm, hay bị rơi). Để máy có thể hoạt động tốt trở lại như ban đầu, bạn nên chọn thợ lành nghề tại trung tâm có uy tín để nhờ mở máy thay IC nguồn, chỉnh sửa lại phần cứng bị hở. Chi phí gồm mua IC và lắp đặt khoảng 100.000 đồng.

Hiện tượng sóng chập chờn, sóng yếu: lỗi này cũng thường gặp ở điện thoại cũ, nguyên nhân là do sau một thời gian sử dụng, nhiều linh kiện, mạch số trong điện thoại có sai số kỹ thuật, độ chính xác không cao, bắt sóng khó dần. Đây là lỗi dễ chữa nhất với chi phí thấp nhất, thậm chí có nơi còn sửa giúp miễn phí.

Lỗi phần mềm: nhiều điện thoại cũ có hiện tượng trắng màn hình, máy bị treo không hoạt động được (không gửi được tín hiệu đi, không nhận được tín hiệu đến). Đây là lỗi phần mềm rất dễ sửa chữa. Chỉ việc cài đặt lại phần mềm khác là máy hoạt động bình thường với chi phí khoảng 50.000đồng.

Bàn phím bất động: do không được bảo dưỡng định kỳ nên bụi bặm, mồ hôi tay…theo các khe hở tích tụ và tác động vào bo mạch điện tử làm cho linh kiện kém linh hoạt, máy không tuân lệnh, bộ phận màng rung của loa cũng giảm độ nhạy, nghe và nói rất nhỏ. Chỉ cần yêu cầu thợ làm "vệ sinh" bên trong máy, kể cả bộ phận nghe và nói với chi phí trên dưới 100.000đ thì đâu sẽ lại vào đấy. Nếu cần thiết (số, ký hiệu trên bàn phím bị mờ) thì nên thay bàn phím mới với giá khoảng 40.000đ/bàn phím.

Pin bị lão hóa: qua thời gian sử dụng, pin đều bị suy giảm "lão hóa", có khi vừa mới sạc, máy ít đàm thoại, chủ yếu ở chế độ chờ vẫn nhanh hết pin, thậm chí chỉ độ 8 tiếng đồng hồ mà pin đã hết sạch. Thời gian sử dụng càng lâu thì pin càng giảm tuổi thọ. Ngoài thời gian sử dụng, việc sạc pin không đúng cách như sạc pin khi pin chưa hết, sạc quá thời gian cần thiết khi pin đã nạp đủ điện thì cũng dẫn đến tình trạng làm cho pin bị "chai’ điện cực, không lưu điện được trong pin (rất bất tiện khi đi công tác xa). Lời khuyên cần thiết đối với người tiêu dùng là thay pin. Nên dùng pin chính hãng cho dù có thể giá khá đắt (trên dưới 400.000đ/pin).

 
  Hôm nay có 1 visitors (2 hits) ghé trang này  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free